Sau lúc đổ bê tông vất vả, chủ thầu thường cho thợ nghỉ xả hơi. Do đó, công việc dưỡng hộ bê tông thường bị bỏ qua. Điều này rất nguy hiểm, nhất là khi trời nắng gắt. Vữa bê tông bị hút hết nước trong khi chưa đủ thời gian ninh kết, xuất hiện nhiều vết rỗ, làm giảm phẩm chất bê tông. Rất nhiều trường hợp bê tông đổ xong bị bỏ qua khâu dưỡng hộ đã nhanh chống bị nứt, đặc biệt là bê tông mái.
Tầm quan trọng của bảo dưỡng
Dù bê tông được cấp phối tốt nhưng khâu dưỡng hộ không tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật thì bê tông cũng không thể đạt phẩm chất tốt. Phẩm chất của bê tông chỉ đạt được khi nó ninh kết trong môi trường ẩm và không có sự va chạm. Do đó, bê tông phải được giữ ẩm càng lâu càng tốt sau khi đổ. Bê tông dù đã se mặt, thậm chí bề ngoài có vẻ đông cứng nhưng bên trong quá trình thủy hóa vẫn tiếp tục để đạt được cường độ bê tông tối đa. Trong môi trường quá khô, nước trong bê tông bốc hơi nhanh, không còn đủ lượng nước cần thiết cho quá trình thủy hóa, cường độ bê tông có thể ngừng phát triển và gây nứt nẻ. Nhiệt độ môi trường cũng là vấn đề quan trọng. Ở nhiệt độ bình thường khoảng từ 20oC đến 30oC, xi măng thủy hóa chậm nhưng ở nhiệt độ cao trên 40oC, tốc độ thủy hóa tăng lên đáng kể. Do đó người ta có thể dưỡng hộ bê tông bằng nước nóng từ 80oC đến 90oC. Tốc độ đông cứng càng nhanh, cường độ phát triển ở thời kỳ đầu càng rõ rệt, chỉ cần sau 20 giờ có thể đạt được cường độ của 28 ngày.
Người ta có thể giữ cho bê tông ướt bằng nhiều cách như để nguyên cốp pha, phun nước, ngâm nước (đối với bề mặt bề mặt rộng như sàn mái), phủ tấm bạt tránh nắng. Một phần bê tông bị khô không đều dễ dẫn đến hiện tượng rạn chân chim, nứt nẻ bê tông, là nguyên nhân cho gây ngấm, thấm sau này.
1. Phủ lớp nilon mỏng
Phun nước vào cốp pha gỗ là cách giữ ẩm hiệu quả nhất. Lưu ý phải phun đều, không để sót diện tích nào bị khô sẽ gây nứt nẻ rạn chân chim trên bề mặt phun nước tia nhỏ liên tục theo chu kỳ không đổi. Chu kỳ phun nước cũng phải đều đặn. Bạn nên nhớ là phun nước tia nhỏ liên tục cung cấp hơi ẩm thường xuyên thì tốt hơn là phun nước ào ào nhưng lại có thời gian khô cách quãng giữa hai đợt phun. Trời mưa sai khi đổ bê tông có thuận lợi là tạo độ ẩm nưng nếu sai đó nắng lên, cần phải tưới nước bổ sung ngay vì lúc đó hơi nước bốc lên mạnh.
Sau khi bê tông bắt đầu ninh kết, người ta phủ lên mặt bê tông một lớp cát mạt cưa, rơm rạ hoặc bèo tây… Các tấm phủ có hiệu năng giữ nước cao nhất. Trong thời tiết mùa hè nắng gắt, nên dùng giấy (tốt nhất là vỏ bao xi măng) hoặc dùng màng polyethylene che phủ bề mặt bê tông mới đổ để giữ ẩm, dùng băng dính để dán ở những chỗ nối. Muốn giữ ẩm được lâu, dùng bao tải rơm rạ phủ lên rồi mới tưới nước. Các tấm phủ phải che đạy hết bề mặt bê tông kể cả các cạnh của dầm nếu đã tháo dỡ cốp pha. Tấm phủ phải được tưới nước thường xuyên. Thời tiết quá nóng, có thể phủ một lớp rơm dày vừa chống nắng, vừa giữ ẩm cho bê tông.
4. Khi nào được phép tháo dỡ cốp pha
Chỉ được tháo cốp pha khi cấu kiện bê tông đã đạt đủ sức bền vật liệu để ổn định kết cấu. Thông thường người ta thường coi thời điểm từ 3 đến 4 tuần sau khi đổ trong điều kiện bình thường (20 – 30oC ) là đủ để dỡ cốp pha, nhưng nếu có điều kiện càng để lâu càng tốt. Mặt khác, công nghệ sản xuất bê tông thương phẩm hiện nay có thể đạt 80% cường độ thiết kế và 100% mác chỉ sau 7 ngày.