Biện pháp thi công vật liệu chống thấm hai thành phần gốc xi măng – polyme

 

MỤC LỤC

  Trang
I.CƠ SỞ LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG1
II.QUY ĐỊNH CHUNG4
III.MỤC ĐÍCH XỬ LÝ THẤM6
IV.VẬT LIỆU SỬ DỤNG8
V.THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ21
VI.BIỆN PHÁP THI CÔNG XỬ LÝ CHỐNG THẤM22
6.1Công tác chuẩn bị22
6.2Biện pháp thi công chi tiết22
VII.BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN LAO ĐỘNG, AN NINH CÔNG TRƯỜNG22
7.1Biện pháp đảm bảo chất lượng22
7.2Biện pháp đảm bảo an toàn lao động22
7.3Biện pháp đảm bảo an ninh tại công trường22

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. CƠ SỞ LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG
  2. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu:
– TCVN 4252:1985Qui trình lập thiết kế Tổ chức xây dựng và thiết kế thi công Qui phạm thi công – Nghiệm thu
– TCVN 4055-2012Tổ chức thi công
– TCVN 4459-1987Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây dựng
– TCVN 9259-1:2012Dung sai trong xây dựng công trình – Nguyên tắc cơ bản để đánh giá và yêu cầu kỹ thuật
– TCVN 4516:1988Hoàn thiện mặt bằng xây dựng – Quy phạm thi công và nghiệm thu
– TCVN 4087:1985Sử dụng máy xây dựng. Yêu cầu chung
  1. Tiêu chuẩn về an toàn xây dựng
– TCVN 5308-1991

– TCVN 4163-1985

– TCVN 4078-1985

Quy phạm kỹ thuật an toàn xây dựng

Máy điện cầm tay – Yêu cầu chung về an toàn

Sử dụng máy xây dựng – Yêu cầu chung

– TCXDVN 296.2004Dàn giáo – Các yêu cầu về an toàn
– TCVN 4068-1985An toàn điện trong xây dựng – Yêu cầu chung
– TCVN 3254-1989An toàn cháy – Yêu cầu chung
– TCVN 5308-1991Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng
– TCVN 2292-1978Công việc sơn – Yêu cầu chung về an toàn

– Căn cứ các hồ sơ, giấy tờ khác có liên quan.

– Bản vẽ thiết kế thi công công trình.

– Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan hiện hành khác.

  1. QUY ĐỊNH CHUNG

Biện pháp thi công này áp dụng riêng cho công tác thi công xử lý chống thấm mái, nhà vệ sinh, sàn và vách tầng hầm  trong dự án ……, có địa chỉ số.

Các yêu cầu kỹ thuật khác liên quan đến quy trình thi công này phải tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành của Nhà nước hoặc yêu cầu của tư vấn thiết kế.

III. MỤC ĐÍCH XỬ LÝ THẤM

  • Các vị trí bị thấm được xử lý hết thấm và ngăn bê tông mái bị thấm
  1. VẬT LIỆU SỬ DỤNG

Vật liệu sử dụng gồm:

– Vật liệu chống thấm cải tiến gốc xi măng polyme KANA-S12.

  1. THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ

– Máy khoan bê tông;

– Máy cắt bằng tay;

– Máy đục bê tông;

– Rulo lăn sơn

– Bay, bàn bả, máy sấy khô và dụng cụ làm sạch

  1. BIỆN PHÁP THI CÔNG CHỐNG THẤM BẰNG KANA-S12

6.1 Công tác chuẩn bị:

Ngay sau khi ký hợp đồng Nhà thầu thực hiện các công việc:

– Đặt hàng các loại vật tư sử dụng cho thi công.

– Liên hệ với các bộ phận chức năng nhà thầu chính để:

+ Đăng ký danh sách cán bộ công nhân làm việc trong công trình, xin cấp thẻ ra vào.

+ Đăng ký danh mục thiết bị (Xe chở người, chở vật tư vật liệu, phế thái) và danh mục vật tư mang vào công trình.

+ Xin cấp nguồn điện, nước phụ vụ thi công, bãi đổ phế liệu;

6.2 Biện pháp thi công chi tiết chống thấm sàn tầng hầm, vách tầng hầm

       – Bước 1 Vệ sinh bề mặt: Nhà thầu tiến hành vệ sinh bề mặt khu vực sàn tầng hầm bằng các dụng cụ phù hợp (chổi sắt, máy nén khí thổi sạch bụi…) để loại bỏ toàn bộ các bụi bẩn, mẫu bê tông thừa trên bề mặt lớp bê tông lót;

    – Bước 2:Tưới ẩm: Trước khi quét lớp chống thấm KANA-S12 nhà thầu thi công phải phun tưới bão hào nước trên lớp bê tông lót nhưng không được để nước đọng dư trên bề mặt

Bước 3: Quét lớp chống thấm KANA-S12: Sau khi đã vệ sinh xong, tiến hành trộn vật liệu chống thấm 2 thành phần KANA-S12 theo tỷ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất (2 kg bột : 1 kg nước). Quét bằng chổi sơn hoặc lu sơn, quét thành 2 lớp vuông góc với nhau với định mức khoảng 2÷2,5 kg KANA-S12 / 1 m2 sàn.

Hình 1: Quét KANA-S12 trên sàn

Bước 4: Sau khi quét KANA-S12 sau tối thiểu 3 ngày mới có thể thi công lớp bê tông tiếp theo.

– Đối với vách tầng hầm: Sau khi quét KANA-S12 lên tường vách, sau tối thiểu 3 ngày, nhà thầu phải trát lớp vữa xi măng – cát (thường là tỷ lệ 1 xi măng: 3 cát) để bảo vệ lớp chống thấm. Sau khi lớp vữa bảo vệ khô hoàn toàn thì nhà thầu mới được thi công các bước tiếp theo như trong thiết kế.

6.2 Biện pháp thi công chi tiết chống thấm mái, nhà vệ sinh

– Bước 1: Vệ sinh bề mặt: Nhà thầu tiến hành vệ sinh bề mặt khu vực vách tầng hầm bằng các dụng cụ phù hợp (chổi sắt, máy nén khí thổi sạch bụi…) để loại bỏ toàn bộ các bụi bẩn, mẫu bê tông thừa trên bề mặt lớp bê tông ;

    – Bước 2:Tưới ẩm: Trước khi quét lớp chống thấm KANA-S12 nhà thầu thi công phải phun tưới bão hòa nước trên tường vách  nhưng không được để nước đọng dư trên bề mặt.

Bước 3: Quét lớp chống thấm KANA-S12: Sau khi đã vệ sinh xong, tiến hành trộn vật liệu chống thấm 2 thành phần KANA-S12 theo tỷ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất (2 kg bột : 1 kg nước ). Quét bằng chổi sơn hoặc lu sơn, quét thành 2 lớp vuông góc với nhau với định mức khoảng 2,5÷2,5 kg KANA-S12 / 1 m2 mái. Các vị trí tiếp giáp chân tường, quét lớp KANA-S12 cao lên trên khoang 15-20 cm.

Hình 2: Quét KANA-S12

– Bước 4: Trát lớp vữa bảo vệ: Sau khi quét KANA-S12 lên tường vách, sau tối thiểu 3 ngày, nhà thầu phải trát lớp vữa xi măng – cát (thường là tỷ lệ 1 xi măng: 3 cát) để bảo vệ lớp chống thấm. Sau khi lớp vữa bảo vệ khô hoàn toàn thì nhà thầu mới được thi công các bước tiếp theo như trong thiết kế.

 

Hình 3: Trát lớp vữa bảo vệ bên ngoài lớp chống thấm KANA-S12

 

 

 

VII. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN LAO ĐỘNG, AN NINH CÔNG TRƯỜNG

  1. 1 Biện pháp đảm bảo chất lượng
  • Vật liệu đầu vào.
  • Các bước nghiệm thu công việc thi công.
  • Quản lý nhân lực .
  • Cán bộ, công nhân lao động làm việc trên công trường phải có phẩm chất tốt, có tay nghề và tinh thần trách nhiệm cao.
  • Tổ chức tốt công tác ăn ở, sinh hoạt đảm bảo cho công nhân đủ sức khỏe để lao động.
  • Điều động và phân công hợp lý theo tiến độ thi công, không để công nhân phải chờ việc, đảm bảo người lao động có thu nhập hợp lý.
  • Cán bộ kiểm tra chất lượng thường xuyên làm việc trên công trường. Tất cả từ cán bộ lãnh đạo, kỹ thuật đến công nhân nắm vững các quy định, quy phạm nêu trên, các quy định quản lý chất lượng công trình và quy định quản lý đầu tư và xây dựng;
  1. 2 Biện pháp đảm bảo an toàn lao động

Để thực hiện triệt để công tác an toàn trong thi công, Nhà thầu sẽ tiến hành các  biện pháp cụ thể như sau:

Tất cả cán bộ công nhân hoạt động trong công trường phải trang bị  đầy đủ bảo hộ lao động. Trường hợp khách hoặc nhà cung cấp vật tư, thiết bị vào công tác trong công trường cũng được phát các trang thiết bị bảo hộ trên.

Những phương tiện thi công được trang bị trên công trường phải được kỹ sư an toàn kiểm tra vào đầu ca mới được phép sử dụng.

Các thiết bị sử dụng điện được trang bị bộ phận an toàn điện. Phải có ổ cắm, phích cắm đảm bảo kỹ thuật. Hệ thống điện của thiết bị kỹ được kiểm tra thường xuyên.

Hệ thống dây diện thi công trong công trường phải được thiết kế và bố trí hợp lý, các dây dẫn sử dụng phải là loại dây cáp bọc cách điện.

Đảm bảo đủ ánh sáng nếu làm việc vào ban đêm.

Lắp đặt các biển báo về an toàn lao động nhằm nhắc nhở mọi người thường xuyên có ý thức về an toàn lao động.

Thực hiện phạt những người thường xuyên nhắc nhở nhưng không thực hiện nghiêm túc các biện pháp an toàn lao động.

Mọi người hoạt động thường xuyên trên công trường phải có hợp đồng lao động và giấy khám sức khỏe;

  1. 3 Biện pháp đảm bảo an ninh tại công trường

Cấp thẻ ra vào cho công nhân

Quản lý chặt chẽ số người ra vào công trình. Công nhân và cán bộ vào làm việc trong công trường đều có thẻ nghi rõ họ tên.

Ban chỉ huy công trường quán triệt cho cán bộ công nhân viên của mình về công tác trật tự an ninh trong công trường.

Mọi cán bộ công nhân chỉ làm việc tại nơi được phân công, không đi lại tùy tiện trong công trình nếu không có nhiệm vụ.

Lập quy định về an ninh và  an toàn trật tự trên công trường.

 

7.4 Sơ đồ tổ chức thi công

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THI CÔNG

 GIÁM ĐỐC – > CHỈ HUY TRƯỞNG CÔNG TRÌNH ->  ĐỘI THI CÔNG
* Thuyết minh sơ đồ tổ chức

  1. Chỉ huy và các cán bộ chỉ đạo toàn bộ việc thi công tại hiện trường là người được Giám đốc bổ nhiệm và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Công ty về chất lượng, tiến độ và kỹ thuật, an toàn lao động trong quá trình thi công.
  2. Nhóm các cán bộ:

– Cán bộ phụ trách kỹ thuật phải thường xuyên, liên tục có mặt tại hiện trường để theo dõi và hướng dẫn công nhân thực hiện các quy trình kỹ thuật thi công nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình. Cán bộ phụ trách kỹ thuật, có chức năng: Tổ chức triển khai thi công công trình theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn. Lập các biện pháp thi công cho từng hạng mục công trình theo đúng quy trình kỹ thuật, báo cáo với chỉ huy công trường về các yêu cầu vật tư, thiết bị, nhân lực thi công. Cán bộ phụ trách kỹ thuật có chức năng kiểm tra, giám sát kỹ thuật thi công, chất lượng, số lượng vật tư, vật liệu, thiết bị đưa vào công trình. Giám sát chất lượng kỹ thuật trong từng công đoạn của các tổ sản xuất trên công trình và cùng KT bên A tiến hành nghiệm thu kỹ thuật theo đúng quy trình, quy phạm của nhà nước.

  1. Các đội thi công có nhiệm vụ thực hiện các công việc được cán bộ phụ trách công trình giao, theo đúng tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật và an toàn lao động được ghi trong hợp đồng giao khoán công việc. Chịu sự kiểm tra giám sát của các cán bộ chức năng tại công trình.

* Mô tả mối quan hệ giữa trụ sở chính và việc quản lý tại hiện trường

Công trình chịu sự lãnh đạo và kiểm tra mọi mặt của Công ty. Chỉ huy công trình có trách nhiệm phải báo cáo thường xuyên mọi hoạt động tại công trường về Trụ sở chính. Công ty sẽ tổ chức kiểm tra việc thi công tại công trường định kỳ 1 tuần một lần.

Công ty duyệt các phương án kinh tế, biện pháp thi công, tiến độ thực hiện công trình. Hỗ trợ công trình về vốn, máy móc thiết bị, nhân lực và hướng dẫn các chế độ chính sách của nhà nước ban hành. Công ty đóng vai trò là cơ quan bảo hộ về mặt pháp lý với chủ đầu tư.

* Trách nhiệm và thẩm quyền được giao phó cho Chỉ huy công trường

Chỉ huy công trường có nhiệm vụ điều hành, quản lý, chịu trách nhiệm về các mặt tiến độ, chất lượng, kỹ mỹ thuật, bố trí nhân lực, an toàn lao động, trật tự an ninh hiện trương và các hoạt động khác của công trình trước Giám đốc. Công ty có thể áp dụng các biện phát cần thiết để đảm bảo tiến độ, chất lượng, kỹ mỹ thuật công trình trước chủ đầu tư

Tin Liên Quan