Mô tả màng chống thấm tự dính Autotak 2mm
Là sản phẩm màng chống thấm tự dính chất lượng cao được chế tạo từ bitum biến tính cùng với Polymer SBS ( Styrene-Butadien-Styrene). Mặt dưới lớp màng là một lớp Film chống dính, mặt trên là lơp phủ Film PE hoặc phủ cát ( Sand ). Ở giữa kết cấu màng là lớp lưới gia cường Polyester Composite kết hợp với sợi thủy tinh. Chính kiểu kết hợp này làm cho màng tự dính Autotak ổn định kích thước, cường độ chịu cơ học cao nhất là khả năng chịu kéo và độ giãn dài khi đứt.
Màng chống thấm tự dính autotak
Ứng dụng của màng chống thấm tự dính Autotak 2mm
- Chống thấm cho sàn mái bê tông đổ tại chỗ hoặc đúc sẵn: mái dốc, mái vòm, ban công…
- Chống thấm sàn hầm, tường vách hầm, các kết cấu ngầm khác
- Sử dụng cho các vị trí mặt đứng chiều cao lớn mà màng khò nóng khó thi công
- Dùng cho các vị trí không được sử dụng lửa nên không thể dùng màng khò nóng
- Dùng cho dự án mà cần tiến độ thi công nhanh vì màng tự dính thi công rất nhanh và tiện lợi
Thông số kỹ thuật của màng tự dính Autotak 2mm
- Chiều dài , EN 1848-1: >= 20m (+1%)
- Chiều rộng, EN 1848-1: >= 1m ( +- 1%)
- Ngoại quan: Mầu đen, mặt trên phủ PE hoăc căt, mặt dưới phủ Film chống dính
- Độ dầy, EN 1849-1: 2mm ( +- 5%)
- Cường độ kéo khi đứt L/T, EN 12311-1: 400/300 ( N/5cm ) ( +- 20%)
- Độ giãn dài khi đứt L/T, EN 12311-1: 100 % ( +- 15%)
- Độ bền xé L/T, EN 12310-1: 130/130 N ( +- 30%)
- Độ bền chịu tải trọng tĩnh, EN 12730 (A): >= 10 kg
- Độ bền chịu va đập:, EN 12691: >= 700 ml
- Độ ổn định kích thước, EN 1107-1: <= 0.3%
- Độ mềm dẻo ở nhiệt độ thấp, EN 1109 <= -15 đô C
- Nhiệt độ chảy mềm, EN 1110: >= 90 độ C
- Độ chống thấm, EN 1928: >= 60 Kpa
- Độ thoát hơi, EN 1931: >= 20.000 mr
- Phản ứng cháy, EN 13501-1 : Loại E
- Độ chống chay bên ngoài, EN 13501-5: Loại F Roof
- Bảo quản: Nơi khô mát tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp
Hướng dẫn thi công màng chống thấm tự dính Autotak
Chuẩn bị bề mặt
Bê tông cần bảo dưỡng 28 ngày, vữa trát nên bảo dưỡng tối thiểu 7 ngày
Bề mặt cần sạch tuyệt đối, toàn bộ bề măt cân được loại bỏ hoàn toàn tập chất, các chất ảnh hưởng tới độ bám dính, cần được mài phẳng tương đối, không để các vị trí lỗi lõm, sắc nhọn có thể làm rách lớp màng
Các vị trí khuyết tật, nứt sàn cần được sửa chữa dặm vá bằng vữa sửa chữa chuyên dụng như Sikadur 731 hoặc Sika Monotop R
Thi công lớp lót
Sử dụng lớp lót chuyên dụng như Primer W. Sản phẩm được khuấy đều bằng máy sau đó thi công dạng lăn/ phun/ quét với định mức khoảng 0.1-0.3 kg/m2
Chờ khô khoảng 2-4h cho lớp lót khô là có thể thi công dán màng
Thi công lớp màng tự dính
Trải cuộn màng ra vị tri cần dán, căn chỉnh chi tiết góc cạnh, cắt tấm màng sao cho vừa khít với vị trí cần dán. Sau đó cuộn lại
Thông thường trong lúc thi công cần có 2 người, một người đi trước từ từ trải màng ra, người đi sau lột lơp Film chống dính. Ấn mạnh, vuốt một chiều để tấm màng tự dính xuống lớp Primer.
Sủ dụng Rulo cao su ( hoặc Rulo sắt ) lắn đi lăn lại để đảm bảo bề mặt màng tiếp xúc hoàn toàn với kết cấu nền thông qua lớp lót. Chú ý đặc biệt đến sự kết dính ở các vị trí nối chồng mí. Chiều rộng vị trí chồng mi thông thường từ 8-10 cm ( đã được thiết kế sẵn trên tấm màng )
Ngâm thử nước
Việc ngâm thử nước là cần thiết để đảm bảo sản phẩm hoàn thiện không có bất kỳ lỗi nào trong quá trính thi công. Các vị trí lỗi phát hiện cần được sủa chữa ngay
Thời giàn thử nước thông thương không nên quá 48h, tránh ảnh hưởng tới chất lương sản phẩm sau cùng